Hỏi đáp về giải pháp VNU Learning

VNU Learning là cách gọi tắt của giải pháp VNU.DC-COHOTA (tìm hiểu thêm tại đây).
Trong thời gian vừa qua VNU Learning đã hỗ trợ cho nhiều trường Đại Học/Cao Đẳng, Trung Tâm, Sở giáo dục và trường học triển khai thành công hệ thống dạy học trực tuyến và dạy học kết hợp.
Tuy nhiên, khi nhắc đến các khía cạnh như “Hệ sinh thái”, các tiêu chuẩn công nghệ trong giáo dục và bức tranh của các bên liên quan trong hệ sinh thái đó hầu như đối với phần lớn (mình thích nói vui là 99.99999%) là chưa nắm bắt. Việc này dẫn đến quá trình vận động và hợp tác tại Việt Nam hiện nay đang thể hiện những khó khăn rõ rệt.
Do đó, trong chuyên mục này mình đưa ra khái niệm về kiến trúc học tập tổng thể (Total Learning Architect - TLA) (Mọi người dùng được tiếng Anh có thể tự tham khảo thêm tại đây)
Bằng việc trao đổi xoay quanh các thành phần của kiến trúc này, chúng ta sẽ cùng giúp nhau thấy được những mặt phải, mặt trái cũng như những ý tưởng mang tính tiêu chuẩn.
Rất mong người người cùng tích cực chia sẽ ý kiến hoặc thắc mắc của mình.

1 Likes

Trong TLA mình quan tâm đến 3 components:

  • LMS data
  • Reusable Competency
  • Adaptive Learning/Personalized Learning

Trong giới nghiên cứu thì mình thấy họ đang quan tâm đến vấn đề dùng LMS data để predict performance hay kết quả đầu ra của học viên: https://scholar.google.com/citations?view_op=top_venues&hl=en&vq=soc_educationaltechnology

Vấn đề về competency có được quan tâm mấy năm trước nhưng vẫn gặp khó khăn gần đầy vì 1 số lý do theo chủ quan của mình như sau:

  • Mỗi người học 1 curriculum khác nhau rất khó để so sánh competency của người này với người kia. Từ đó dẫn đến competency framework chưa có tính reusable cao. Lấy ví dụ môn “Lập trình” trong khoa Máy Tính sẽ được dạy sâu và nặng hơn trong khoa Hoá. Từ đó để reuse hay so sánh được Competency thì phải đi đến từng chi tiết syllabus của môn học.
  • Nhu cầu trong industry thay đổi từng ngày. Ví dụ 1 sinh viên nhập học vào đại học thì 4 năm sau công nghệ đã khác dẫn đến Competency được rèn ngày hôm nay đã lạc hậu sau khi học đại học.
  • Thường các công ty họ chú trọng vào khả năng làm được việc. Nên bây giờ xu hướng phỏng vấn ở các cty họ sẽ hỏi ứng viên đã làm những project cụ thể nào và những skills/bài học mà ứng viên rút ra được từ các projects đó.

Vấn đề về personalized learning thế giới cũng đã và đang xây dựng các learning path hay dashboard để hỗ trợ người học nhận ra những kiến thức còn thiếu và bổ sung. Tuy nhiên để enable được công nghệ này thì phải có chuyên gia build được knowledge base hay knowledge graph để các học phần đấu nối được với nhau.

Một cách đơn giản TLA có thể hiểu gồm 3 thành phần:

  1. Activity providers: Nơi cung cấp các hoạt động dạy và học. LMS là một phần trong đó (vì chưa có LMS nào có thể cung cấp đủ 100% các nhu cầu, chỉ có LMS thoả mãn 100% các nhu cầu của một mô hình cụ thể nào đó!!). Activity providers có thể được hiểu là bao gồm cả các App Mobile, các thiết bị IoT đo đạt tín hiệu của người học, các ứng dụng phụ trợ khác trong quá trình sử dụng các dịch vụ học tập và rèn luyện trực tuyến.

  2. Adaptive Learning/Personalized Learning: Là một chuỗi các hệ thống, giải pháp thu thập hành vi người học, các giải thuật xử lý để đề xuất cho người học và cả người dạy cách cải tiến kết quả dạy và học.

  3. Competency System: Hệ thống ghi nhận lại năng lực của người học. Cái này nó khác với điểm số ở chỗ nó là năng lực. Ví dụ người có năng lực lập trình C++, hay năng lực tiếng anh trình độ A chẳng hạn. Hiện nay kho năng lực này thế giới đang hướng đến việc mở trên một giải pháp Blockchain nhằm tăng điều kiện thích ứng cho người lao động và người sử dụng lao động.

Các câu hỏi đặt ra là:
a. Làm sao các activity providers làm việc được với nhau.
b. Làm sao dữ liệu hành vi này có thể được sử dụng khi các activity providers có thể có các chính sách không hợp tác được cùng nhau
c. Hệ thống Competency (Kho năng lực) là do ai quản lý (nếu không triển khai một hệ blockchain)

Lưu ý là trong các components trên, LMS và hệ thống thông tin sinh viên (SIS) đóng vai trò điều phối & được xem là trái tim của hệ thống học tập thông qua môi trường số.