Quy trình tổ chức kiểm tra/ thi trực tuyến

QUY TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA/ THI TRỰC TUYẾN

I. Mục đích:

Nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các trường trong công tác tổ chức kiểm tra, thi để đảm bảo tiến độ học tập cho học sinh. Đồng thời giúp các cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện tốt việc tổ chức kiểm tra/ thi của Trường theo phương thức trực tuyến.

II. Tổ chức kiểm tra/ thi qua LMS

Khi tổ chức kiểm tra/ thi trực tuyến sẽ có 2 cách thức tổ chức: Có giám sát qua hình ảnh và Không có giám sát qua hình ảnh. Sau đây là bảng so sánh 2 cách thức tổ chức kiểm tra/ thi:

  • Quy trình tổ chức kiểm tra/ thi trực tuyến gồm 4 bước sau:

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai và tham khảo các cách tổ chức kiểm tra/ thi trực tuyến thì cho thấy cách tổ chức kiểm tra/ thi không giám sát qua hình ảnh phù hợp với bối cảnh của các trường hơn. Trong điều kiện thí sinh chỉ có một thiết bị ( điện thoại/ máy tính/ máy tính bảng), trường không có quá nhiều chi phí vào các giải pháp giám sát, nguồn lực sẵn có, … thì vẫn có thể tiến hành kiểm tra/ thi theo cách không giám sát qua hình ảnh và đạt được kỳ vọng.

Lưu ý: Quý Thầy/ cô phải thông báo cho đội ngũ LMS ( Cohota) để sắp xếp lịch kiểm tra/ thi và số lượng người tham dự ở cùng một thời điểm. Vì khi kiểm tra/ kì thi diễn ra sẽ cần đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ. Nên khi được thông báo trước đội ngũ của chúng tôi sẽ hỗ trợ cho quá trình kiểm tra/ thi tránh các rủ ro không đáng có.

III. Quy trình tổ chức cách thức kiểm tra/ thi không giám sát qua hình ảnh chi tiết:

1. Bước 1: Chuẩn bị:

Ở bước này, thầy/cô cần chuẩn bị trước ngân hàng đề và ma trận trong khoá học mẫu.

Quý thầy/cô xem chi tiết Hướng dẫn tạo đề thi Trắc nghiệm và Tự luận tại đây

  1. Trường hợp chỉ có 1 tổ trưởng chuẩn bị ngân hàng đề

  2. Tạo khoá học mẫu và giao cho người tổ trưởng. Trong cả quá trình này, chỉ người tổ trưởng biết đề và giữa bảo mật cho đề thi. Quý thầy/ cô xem chi tiết cách Tổ trưởng lấy ngân hàng đề, tạo đề và liên kết đến các lớp học tại đây

  3. Đến ngày thi, tổ trưởng sẽ liên kết khoá học mẫu xuống các lớp dự định giao cho giám thị từng phòng thi.

b) Trường hợp có nhiều giáo viên cùng chuẩn bị ngân hàng đề

  1. Hướng dẫn giáo viên import/khởi tạo ngân hàng đề trong khoá học của họ
  2. Tạo khoá học mẫu và copy ngân hàng đề từ các khoá học mà giáo viên đã chuẩn bị ở các lớp của họ vào khoá học mẫu.

c) Ngân hàng đề trong khoá học mẫu cần được đặt tên theo cấu trúc:

“Nội dung kiến thức-đơn vị kiến thức-mức độ nhận biết-Loại hình”

Ví dụ: Tích phân-bài 1-nhận biết-tự luận

Người tổ trưởng quản lý ngân hàng câu hỏi của Khoá học mẫu có thể di chuyển câu hỏi từ ngân hàng này qua ngân hàng khác một cách có chọn lọc bằng tính năng di chuyển câu hỏi trong ngân hàng.

Lưu ý: Tổ chức thi sử dụng ngân hàng câu hỏi của khoá học, chứ không sử dụng ngân hàng câu hỏi của đơn vị vì ngân hàng câu hỏi của đơn vị là để chia sẻ, mà nội dung bộ đề không được phép chia sẻ.

d) Thiết lập ma trận đề trong bộ đề:

  • Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng (có thể gồm có vận dụng và vận dụng ở mức cao hơn).

  • Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

  • Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

Việc thiết lập ma trận đề trong bộ đề sẽ được thực hiện 2 lần trong suốt quá trình tổ chức thi: Thi thử và thi chính thức.

+Đối với lần thi thử, nhà trường có thể sử dụng một bộ đề bất kỳ để tổ chức.

+Đối với lần thi chính thức, nhà trường sử dụng ngân hàng đề đã được chuẩn bị.

Sử dụng “Nhóm câu hỏi" trong bộ đề, liên kết vào ngân hàng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Số lượng câu hỏi trong nhóm lớn hơn 1, nhỏ hơn số câu hỏi của ngân hàng được liên kết.

Cuối cùng không quên cấu hình xáo câu trả lời tại phần cấu hình chi tiết của đề thi.

Quý thầy/ cô xem chi tiết cách Chuẩn bị file và upload ngân hàng câu hỏi tại đây

2. Kiểm tra/ Thi thử

Nhà trường cần tổ chức kiểm tra/ thi thử trước 1-2 ngày của đợt kiểm tra/ thi chính thức (mở cho các em có thể thử nhiều lần, không giới hạn trong suốt thời gian kiểm tra/ thi thử) để đảm bảo các em có thể học được cách sử dụng và chuẩn bị các yêu cầu cần thiết. Mục đích của kiểm tra/ thi thử này là giúp cho các em học sinh làm quen công cụ kiểm tra/ thi mới. Lúc này đề kiểm tra/ thi chính thức vẫn chưa được thiết lập ở khoá học mẫu. Trong kiểm tra/thi thử, nhà trường không cần giám thị hỗ trợ.

Lưu ý: Không nên chọn các câu hỏi trong ngân hàng kiểm tra/ thi thật để làm đề kiểm tra/ thi thử. Việc cho các em kiểm tra/ thi thử bằng đề kiểm tra/ thi chính thức sẽ dễ xảy ra trường hợp các em học thuộc đáp án của kì kiểm tra/ thi thử và chép vào kì kiểm tra/ thi chính thức.

3. Thông báo cách mà hệ thống giám sát người thi

Sau quá trình thi thử, Thầy/ cô thông báo đến học sinh một mẫu nhật ký của bài kiểm tra/ thi, để các em biết hệ thống có giám sát các hành vi trên bài làm của thí sinh. Hệ thống sẽ thông báo nếu thí sinh rời khỏi trang làm bài thi.

Thông báo cách hệ thống giám sát cho thí sinh sẽ nhắc nhở các em có nhận thức về tính nghiêm túc và cần trung thực hơn khi làm bài kiểm tra/ thi.

Đây là nhật ký hoạt động của thí sinh khi làm bài kiểm tra/ thi.

4. Tổ chức kiểm tra/ thi chính thức và có sự hỗ trợ của giám thị

Trước buổi kiểm tra/ thi chính thức, người tổ chức cần khởi tạo đề kiểm tra/ thi chính thức. Để tăng sự bảo mật, đề kiểm tra/ thi nên đặt mật khẩu. Đề kiểm tra/ thi chỉ được làm 1 lần. Việc đặt mật khẩu cho bài kiểm tra/ thi sẽ đảm bảo tính bảo mật và thí sinh sẽ làm bài kiểm tra/ thi đồng loạt với cùng một thời gian.

Trước giờ thi khoảng 10 phút, người tổ chức đồng bộ đề kiểm tra/ thi chính thức từ khoá học mẫu xuống, đồng thời cung cấp mật khẩu thông qua kênh giao tiếp với học sinh/người giám thị.

Trong quá trình thi, giám thị có thể theo dõi học sinh ở phần Điều chỉnh đề kiểm tra này.

Trong trường hợp thí sinh có thể vì một số lý do chính đáng mà không thể làm bài tiếp được như tải xuống không đầy đủ, rớt mạng,… Sau khi giám thị xác minh lý do hợp lý, thì báo thí sinh nộp bài trắng, sau đó điều chỉnh để cấp thêm lần thử mới. Học sinh sẽ tải xuống đề lại một lần nữa để bắt đầu làm bài kiểm tra/ thi mới.

Quý thầy cô xem chi tiết Hướng dẫn giám thị giám sát các phòng thi tại đây

IV. Các trường hợp khác:

1. Trường hợp nộp bài tự luận dạng file, và học sinh có nhiều hơn 1 file:

Hướng dẫn học sinh sử dụng Smallpdf hoặc Microsoft Lens - PDF Scanner để nối nhiều file hình đã chụp thành 1 file pdf trước khi nộp bài.

2. Trường hợp nộp bài tự luận dưới dạng viết trực tiếp vào bài thi:

Thầy/ cô nên hướng dẫn học sinh viết ra Note hay Word ở trên máy tính/điện thoại, để hạn chế tối đa các sự cố do kỹ thuật và thao tác có thể làm mất bài kiểm tra/ thi. Cuối giờ, copy bài từ phần Note hay Word vào khung tự luận.

Đây là hướng dẫn quy trình tổ chức thi trực tuyến hoàn chỉnh. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay với đội ngũ Cohota để được hỗ trợ.

Đội ngũ Cohota xin cảm ơn

1 Likes