Học tập hợp tác – Collaborative learning hay Cooperative learning?


Nếu dịch sát nghĩa thì từ collaborative learning hay cooperative learning đối với mình đều là học tập hợp tác, những bản chất của hai hình thức học này lại hoàn toàn khác nhau.

Cooperative learning diễn ra khi một khối lượng công việc từ một dự án được chia nhỏ và các thành viên trong nhóm sẽ làm việc độc lập để hoàn thành phần nhiệm vụ được giao… và sau đấy, đóng gói lại thành một “kiện hàng” và nộp bài.

Còn khi áp dụng phương pháp collaborative learning, những thành viên trong nhóm cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và sự hiểu biết của mình để cùng xây dựng lên một hệ kiến thức chung nhằm giải quyết yêu cầu được đặt ra. Kiến thức lúc này mang tính “XÂY DỰNG” chứ không còn là “TRUYỀN TẢI” nữa.

Khi thiết kế các hoạt động học nhóm các bạn sẽ mong đợi học sinh của mình hợp tác theo hình thức nào? Collaborative learning hay Cooperative learning? Hãy comment bên dưới để cùng trao đổi thêm về chủ đề này nhé!

2 Likes

Mình kể 2 câu chuyện nhỏ của mình thế này:

Câu chuyện 1: Hồi còn làm luận văn Đại Học. Dự án là làm một phần mềm quản lý phân hệ xét nghiệm cho phòng khám sử dụng công nghệ OSGi. Nhóm mình có 3 người:

  • Một người thì rất thích việc tiếp xúc người và phân tích các nhu cầu và tổ chức nhóm làm việc
  • Một người không thích nói chuyện cho lắm, hơi khô khan, nhưng hay nghĩ được các giải thuật mà người ta cho rằng là “thông minh”
  • Một người thích nghiên cứu các nguyên lý công nghệ mới để giảm thời gian “hại não” với mấy giải thuật.
    Vậy là nhóm phân công:
  • 1 quản lý và phân tích nghiệp vụ, 1 lập trình chính, 1 nghiên cứu giải thuật.
    Cuối cùng ngồi nhìn lại thì đề tài đó hoàn thành và thật ra mỗi người cũng có sắc thái riêng đúng như dự định và phân công ban đầu. Nhưng thật ra trong quá trình đó sự hỗ trợ chéo cho nhau ít nhiều cũng có.

Câu chuyện 2: Trong một team làm việc mình từng hướng dẫn, các bạn tham gia mặc dù có chuyên môn cùng nhau, người kỹ sư, người thạc sỹ nhưng khi bước vào dự án hầu như công nghệ và yêu cầu của dự án là chưa bao giờ có ai làm qua, ngoại trừ mình. Mình có 1 tháng để hoàn thành mọi việc cùng một lượng nhân sự như vậy. Trong đó kế hoạch của mình có 2 mục tiêu rất rõ:

  • Hoàn thành dự án trong thời hạn cho phép
  • Kỹ năng của mọi người đối với dự án này mặc dù vẫn có thể chấp nhận tính chuyên biệt thể hiện trong mỗi còn người, nhưng yêu cầu tối thiểu mọi người đều có thể có một bộ kiến thức nền như nhau về công nghệ và nhận thức về dự án.
    Do đó, trong quá trình tổ chức làm việc, mình đã lồng rất nhiều các hoạt động bắt cặp, review chéo, chia sẽ hàng ngày và hàng tuần.

Theo đó mình hiểu Câu chuyện số 1 thể hiện nhiều hơn về Cooperative learning, và câu chuyện 2 là nhiều hơn về Collaborative learning.

1 Likes

Thanks for your sharing anh Chương :slight_smile:
Ở câu chuyện thứ 1, mặc dù cooperative learning thể hiện rất rõ ở việc phân chia rạch ròi cụ thể từng vai trò của các bạn trong nhóm, nhưng thông qua những tương tác hỗ trợ chéo các bạn thiết lập các mục đích học chung, không còn là “việc mình xong rồi, còn lại các bạn làm tiếp đi nhé”.
Trong câu chuyện thứ 2, collaborative learning cũng được khắc họa thông qua cách mọi người cùng đặt mục tiêu chung cho cả nhóm hay cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức vốn có để phát triển dự án. Dựa trên những thông tin anh Chương chia sẻ từ góc nhìn của 1 mentor, em đồng ý với kết luận câu chuyện thứ 2 nhiều về Collaborative learning.
Như vậy sự lồng ghép của cả cooperative learning và collaborative learning trong làm việc nhóm là khó tránh khỏi. Đôi khi chúng ta cho rằng Collaborative learning mới đem lại hiệu quả cao, nhưng sự kết hợp khéo léo giữa 2 hình thức này mới thật sự nâng tầm hiệu quả làm việc nhóm.

2 Likes