Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp học tập hợp tác thường đem lại hiệu quả cao hơn so với học tập riêng lẻ, tuy nhiên đây không phải là phương pháp dạy học luôn đem lại thành công vì:
- Yêu cầu học sinh làm việc hợp tác là chưa đủ. Người dạy cần hỗ trợ quá trình học tập hợp tác bằng cách cung cấp các mô hình (models), kịch bản (script) giúp người học kích hoạt các hình thức tương tác có ý nghĩa.
- Bản thân việc hợp tác giữa những người cùng học không tạo ra được kết quả học tập (learning outcomes), kết quả học tập phụ thuộc vào mức độ mà các nhóm thực sự tham gia vào các tương tác hiệu quả. Hay nói cách khác, “học” không diễn ra vì sự tụ họp của một nhóm những người cùng học mà vì nó kích thích và kích hoạt các cơ chế tiếp thu kiến thức ở cá nhân người học như đặt câu hỏi, làm rõ luận điểm, giải thích, tranh luận, so sánh các luận điểm, đưa ra các ý tưởng mới…