LMS, LCMS, EMS và SIS là gì?

Sau một thời gian khá dài hỗ trợ cho rất nhiều các dự án ở nhiều cấp độ khác nhau, như cho các trung tâm vừa và nhỏ, các trường trung học, các trường đại học, các chương trình đào tạo mở, hay các ý tưởng phát triển chuyên trang có tích hợp với Cohota. Mình viết bài này để chia sẽ mọi người về góc nhìn đối với LMS (Learning Management System), LCMS (Learning Content Management System), EMS (Education Management System), SIS (Student Information System)

1. LMS (Learning Management System)
“Hệ thống quản lý học tập” - Một thuật ngữ khá quan trọng, một số người còn gọi LMS là “Hệ quản trị đào tạo” nhưng theo mình thì nên gọi là “hệ quản trị học tập” thì đúng hơn. Vì LMS tập trung vào hỗ trợ cho hoạt động dạy và học (xoay quanh các hoạt động của người dạy và người học, ít hàm lượng về quản trị mang tính hành chánh).

Một số người cho rằng LMS là trái tim của quá trình cải tiến giáo dục do ngoài việc có thể chứa học liệu, thì LMS còn chứa các hoạt động do người dạy và người học trực tiếp sinh ra. Thông qua các hoạt động này, hành vi học tập có thể được nhận diện để người dạy có thể tạo ra các chiến lược dạy học đáp ứng.
Một LMS tốt thường sẽ có một bộ các tính năng cơ bản như:

  • Quản lý học liệu (nói chung các loại học liệu, kể cả ngân hàng câu hỏi, tuy nhiên không phải là tất cả)
  • Quản lý các hoạt động (Hoạt động của người dạy, người học hay bất kể ai liên quan đến khoá học)
  • Cho phép tổ chức các phương pháp giảng dạy đa dạng (nói chung về các phương pháp tổ chức lớp học) và có khả năng biến đổi nhanh để đáp ứng nhu cầu thay đổi phương pháp giảng dạy.
  • Đặc biệt quan trọng đối với các LMS hiện nay đó là khả năng tích hợp, bổ sung tính năng (Nếu dùng thuật ngữ kỹ thuật thì tốt nhất là nên cho phép cài đặt các ứng dụng hỗ trợ tiêu chuẩn LTI - Learning Tools Interoperability)!? :sweat_smile:

2. LCMS (Learning Content Management System)
LCMS thường được hiểu là hệ quản trị nội dung. Trước đây, nhiều bài giới thiệu thường hay giới thiệu LMS và LCMS như là một thuật ngữ, các bài viết cũng thường ghi “LMS/LCMS là gì” và chỉ đi định nghĩa về LMS! do ở trên mình cũng có chia sẽ là LMS cũng có thể chứa học liệu.
Tuy nhiên, định nghĩa về LCMS hiện nay nên được nhận thức cởi mở hơn theo hướng “Cái gì quản lý học liệu thì gọi là LCMS!” :rofl:
Mình lấy ví dụ như bạn upload video lên Youtube hay Vimeo, vậy Youtube hoặc Vimeo trở thành LCMS của bạn. Bạn có một kho học liệu do bạn tự xây dựng với kỹ thuật và quy trình sử dụng học liệu riêng theo cách của bạn, đó cũng là LCMS.
Và điều quan trọng hơn hết, chúng ta cần nhận ra là một LMS nên cho phép tích hợp với càng nhiều LCMS càng tốt. :kissing_closed_eyes:
Ví dụ như tại Cohota, bạn có thể tìm thấy Kho học liệu Cohota-H5P là một LCMS chuyên để tạo và quản lý các nội dung tương tác, Kho video và audio mã hoá giúp bạn bảo vệ được các video và audio của mình mà không sợ bị download, Kho học liệu SCORM để chứa các khoá học được xây dựng với tiêu chuẩn SCORM, hay bạn có thể kết nối Cohota LMS vào Youtube, KhanAcademy, Vimeo, hay thậm chí là Google Drive… đều có thể là các kho lưu trữ/cung cấp học liệu rất nổi tiếng.

3. EMS (Education Management System)
Gần đây chúng ta cũng có thể gặp khái niệm EMS, tạm dịch là “Hệ quản trị đào tạo” (Nghe có vẻ như giống LMS, nhưng không phải!)
Cái tên gọi này khiến cho nhiều cuộc trò chuyện trở nên nhầm lẫn, và đó là lý do vì sao mình nghĩ LMS nên được gọi là “hệ quản trị học tập” theo đúng cái nghĩa đen của tiếng Anh. Hãy để lại cái tên “Hệ quản trị đào tạo” cho EMS! :smirk_cat:
Vì EMS là sẽ tập trung nhiều vào các quy trình quản trị mang tính hành chánh hơn như thông tin của người học, các hoạt động tài chính, thời khoá biểu, học bạ…Bên trong EMS rất khó có thể đi sâu vào việc tổ chức các nội dung dạy và học.
EMS có thể được phát triển sâu như là một hệ thống ERP cho giáo dục vì khả năng quản lý xuyên suốt các mãng hành chánh (Không bao gồm hoạt động dạy và học).
(ERP là thuật ngữ dành cho hệ thống hoạch định tài nguyên cho doanh nghiệp)

4. SIS (Student Information System)
Vì chúng ta đã nhắc đến EMS có thể quản lý thông tin người học (thông tin sinh viên), nên mình cũng muốn giới thiệu khái niệm SIS - “Hệ thống thông tin sinh viên”.
Đúng như cái tên gọi của nó SIS dùng để quản lý thông tin sinh viên và thường không nhiều hơn thế. :face_with_hand_over_mouth:
Các thông tin sinh viên có thể bao gồm các tài khoản, thông tin về học bạ của sinh viên đó…
Vậy SIS có thể là một phần của EMS, tuy nhiên có lẽ 2 khái niệm này cũng giống như các khái niệm LMS/LCMS hồi đầu mới ra, dần dà thì được phân biệt ngày càng rõ nét hơn khi các ứng dụng ngày càng có mức độ chuyên sâu cao hơn.

Bài viết này nhằm giới thiệu các bạn các khái niệm để thuận tiện hơn cho chúng ta trong quá trình trao đổi trên diễn đàn này.

Bạn thấy bài viết giúp ích cho bạn chứ? (Chọn 5 nếu bài viết rất có ích)

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

0 người bình chọn