Team-based Learning là gì? Phần 2

1. TEAM-BASED LEARNING LÀ GÌ?

  • Team-based learning (học tập dựa trên nhóm) là một chiến lược giảng dạy dựa trên việc học nhóm của học viên (tức là phân chia học tập theo nhóm nhỏ). Giáo viên sẽ sắp xếp các học viên thành các nhóm đa dạng gồm 5 - 7 học viên. Các bạn ở cùng nhóm sẽ làm việc cùng nhau trong suốt lớp học. Hình thức này tập trung vào việc chuẩn bị bài hay còn gọi là mức độ sẵn sàng của học viên trước khi đến lớp và mức độ vận dụng kiến thức trong lớp học. Trước mỗi buổi học/ tiết học, học viên chuẩn bị bằng cách đọc bài trước ở nhà.

  • Trong buổi đầu tiên của học phần, học viên tham gia vào “Quy trình đảm bảo sự sẵn sàng” (Readiness Assurance Process), nghĩa là học sinh cần hoàn thành bài kiểm tra cá nhân “Bài kiểm tra đảm bảo sẵn sàng của cá nhân” (Individual Readiness Assurance Test). Và, học viên phải hợp tác cùng với các thành viên trong nhóm để hoàn thành “Bài kiểm tra đảm bảo sẵn sàng của nhóm” (group Readiness Assurance Test).

  • Điểm số cho theo cá nhân hay cho theo nhóm đều đóng góp vào điểm của học sinh. Các bài kiểm tra thường theo hình thức trắc nghiệm, học sinh làm bài kiểm tra nhóm trên giấy nháp và tự ghi điểm, đánh giá quá trình học tập của bản thân. Việc này giảm thời gian chấm điểm và thúc đẩy học sinh thảo luận về các câu trả lời đúng.

  • Sau khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra nhóm, người hướng dẫn khuyến khích các nhóm phản hồi những câu hỏi họ cảm thấy mơ hồ khi có kết quả sai. Quy trình phản hồi này khuyến khích học viên xem xét kỹ tài liệu, đánh giá sự hiểu biết của họ bên cạnh đó cũng bảo vệ sự lựa chọn họ đã đưa ra.

  • Để kết thúc Quy trình đảm bảo sự sẵn sàng, giáo viên có thể đưa ra một số bài giảng nhỏ tập trung vào các khái niệm mà học viên vẫn còn gặp khó khăn.

  • Điều quan trọng, công việc này phục vụ như công tác chuẩn bị cho các hoạt động ứng dụng trong lớp để hoàn thành mô-đun. Các hoạt động ứng dụng này yêu cầu các nhóm đưa ra lựa chọn cụ thể về một vấn đề quan trọng. Điều tất yếu là tất cả các nhóm làm việc trên cùng một vấn đề và họ đồng thời báo cáo những quyết định cùng một lúc. Hình thức này yêu cầu các nhóm trình bày rõ ràng suy nghĩ của mình và cũng cho các nhóm cơ hội để đánh giá lý luận của riêng họ khi đối mặt với các quyết định mà các đội khác có thể đưa ra. Đánh giá các bạn học là một phần quan trọng của Team-based learning; nó là điều cần thiết để giữ cho học viên có trách nhiệm với đồng đội của họ.

L. Dee Fink sử dụng một phương pháp trong đó học sinh được cho 100 điểm để chia cho các đồng đội của mình (nhưng không tự đánh giá, cho điểm bản thân). Dựa trên đánh giá của tất cả các thành viên trong nhóm, một học sinh được ấn định điểm (trên 100) được sử dụng làm hệ số cho điểm mà họ nhận được cho các hoạt động nhóm. Vì vậy, nếu một thành viên trong nhóm không đóng góp cho các hoạt động nhóm, điểm của họ cho các hoạt động nhóm sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đó thành viên nào trong nhóm đóng góp tích cực lại được hưởng lợi.

Larry Michaelson sử dụng một bảng đã cải tiến của phương pháp này, trong đó một học viên đánh giá các thành viên khác trong nhóm và phân phối một số điểm cho họ. Điểm mà học viên nhận được từ mỗi thành viên trong nhóm của họ chính là điểm đánh giá các bạn học. Điểm này là một thành phần trực tiếp thuốc điểm của học viên cho một mô-đun nhất định.

  • Cuối cùng, phương pháp Paul Koles kết hợp hai cách tiếp cận và bao gồm việc phân loại các nhận xét mà học sinh cung cấp cho đồng đội của họ bao gồm: Các ví dụ đánh giá ngang hàng nhận xét được xếp loại, Koles; Phân loại phản hồi ngang hàng, Koles; Biểu mẫu phản hồi đánh giá ngang hàng, Koles.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Patricia Hrynchak và Helen Batty đưa ra một phân tích tuyệt vời về cơ sở lý thuyết của “Team-based learning” học tập dựa trên nhóm (2012), (Svinicki 2004, trang 242; Kaufman 2003):

  • Người thầy là người hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học.
  • Việc gặp phải sự mâu thuẫn giữa định kiến và kinh nghiệm mới rất cần thiết cho người học để tạo cơ sở cho việc phát triển những hiểu biết mới.
  • Tập trung vào các vấn đề có liên quan đi kèm với tương tác nhóm thúc đẩy học tập.
  • Học tập đòi hỏi sự suy ngẫm.

Team-based Learning phù hợp với tất cả các yếu tố này. Giáo viên thiết lập các mục tiêu học tập và chọn các vấn đề mà học sinh sẽ tập trung vào nhưng sau đó giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn trong khi các nhóm làm việc theo hướng giải pháp của họ cho vấn đề đó. Việc lựa chọn vấn đề một cách cẩn thận có thể giúp lộ ra những quan niệm sai lầm phổ biến ở học sinh. Bên cạnh đó, sự tương tác và tranh luận liên tục giữa các thành viên trong nhóm cho phép người học so sánh những hiểu biết hiện tại của họ với những hiểu biết của các thành viên khác trong nhóm, thúc đẩy xây dựng những hiểu biết mới. Tương tác nhóm và tập trung vào các vấn đề liên quan là một yếu tố vốn có của Team-based Learning (học tập dựa trên nhóm).

Cuối cùng, hình thức học tập này cung cấp một số cơ hội để phản ánh: quá trình bài kiểm tra đánh giá mức độ sẵn sàng của nhóm; trong khi nghe các nhóm khác báo cáo kết luận của họ; và trong quá trình đánh giá bạn cùng học, thường bao gồm tự đánh giá.

3. NÓ CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?

  • Team-based Learning (Học tập dựa trên nhóm) là một phiên bản của Flipped classroom (lớp học ngược), được hỗ trợ bởi một nghiên cứu năm 1998 của Richard Hake. R.Hake thu thập dữ liệu về 2084 sinh viên trong 14 khóa học vật lý nhập môn được giảng dạy theo phương pháp truyền thống (được giảng viên xác định là dựa chủ yếu vào các bài giảng thụ động và các bài kiểm tra học thuật), cho phép ông ấy xác định mức tăng trung bình cho sinh viên trong các khóa học đó bằng cách sử dụng pre/post-test data (dữ liệu thử nghiệm). Sau đó, Hake so sánh những kết quả này với những kết quả được thông qua các phương pháp tương tác, được định nghĩa là “các hoạt động trực tiếp (luôn luôn) và thực hành (thường) mang lại phản hồi ngay lập tức thông qua thảo luận với đồng nghiệp và / hoặc người hướng dẫn” cho 4458 sinh viên trong 48 khóa học. Ông phát hiện ra rằng những sinh viên được giảng dạy bằng các phương pháp tương tác thể hiện mức độ học tập cao hơn gần hai độ lệch chuẩn so với những gì được quan sát trong các khóa học truyền thống (0,48 +/- 0,14 so với 0,23 +/- 0,04).

  • Cụ thể hơn, Team-based Learning (học tập dựa trên nhóm) đã được chứng minh là mang lại hiệu quả học tập trong nhiều lớp học giáo dục chăm sóc sức khỏe. Một lựa chọn của những nghiên cứu được mô tả ở đây.

  • Levine và các đồng nghiệp đã kết hợp phương pháp Team-based Learning (học tập dựa trên nhóm) vào “chương trình đào tạo thư ký tâm thần học”, để thay cho một nửa số bài giảng bằng các hoạt động TBL bao gồm các bài kiểm tra đảm bảo sự sẵn sàng và bài tập ứng dụng (2004). Sau khi thực hiện phương pháp học tập dựa trên nhóm, học sinh đã thực hiện tốt hơn đáng kể trong bài kiểm tra chủ đề tâm thần của Hội đồng Giám định Y khoa Quốc gia. Họ cũng đạt điểm cao hơn về thái độ làm việc theo nhóm và báo cáo cho thấy rằng các hoạt động học tập trong nhóm là chiến lược học tập hiệu quả hơn.

  • Koles và đồng nghiệp đã so sánh hiệu suất bài kiểm tra của sinh viên y khoa trên các câu hỏi đánh giá các khái niệm đã học bằng phương pháp Team-based Learning hoặc bằng các phương pháp khác (2010). Học sinh có điểm trung bình cao hơn đối với các câu hỏi đánh giá kiến ​​thức về nội dung đã học qua TBL so với các câu hỏi đánh giá nội dung đã học bằng các phương pháp khác. Điều quan trọng là, học sinh trong phần tư thấp nhất cho thấy mức tăng lớn nhất: mức cải thiện trung bình là 7,9% đối với học sinh ở phần tư thấp nhất so với mức cải thiện trung bình là 5,5% của tất cả học sinh.

  • Zgheib và các đồng nghiệp đã điều tra tác động của việc học tập theo nhóm đối với sinh viên y khoa năm thứ hai trong một khóa học dược học (2010). Họ phát hiện ra rằng phương pháp học tập dựa trên nhóm hiệu quả hơn phương pháp sư phạm dựa trên bài giảng truyền thống trong cải thiện việc học của sinh viên đối với các khái niệm khó nhưng không hiệu quả hơn đối với các khái niệm dễ hơn.

4. TÔI CÓ THỂ TÌM THÊM THÔNG TIN HIỀU HƠN Ở ĐÂU?

  • Nguồn thông tin tốt nhất về Team-based Learning (học tập dựa trên nhóm) là trang web Team-Based Learning Collaborative. Trang web cung cấp giới thiệu về Team-based Learning, thông tin cụ thể về các yếu tố cần xem xét khi thực hiện Team-based Learning, và các sách báo về Team-based Learning.
  • Đọc thêm về Team-based Learning tại đây!
1 Likes