Dạy học kết hợp là gì? Có những mô hình dạy học kết hợp nào?

Horn và Staker (2011, 2012, 2013) đã lập hồ sơ các trường dạy học kết hợp khắp nơi tại Mỹ và phát triển mô hình học tập kết hợp. Họ định nghĩa dạy học kết hợp là :“a formal education program in which a student learns at least in part through online learning, with some element of student control over time, place, path, and/ or pace, at least in part in a supervised brick-and-mortar location away from home, and the modalities along each student’s learning path within a course or subject are connected to provide an integrated learning experience” ( tạm dịch là “Một chương trình giáo dục bài bản trong đó học sinh ít nhất học một phần thông qua môi trường trực tuyến, một số nội dung sẽ do học sinh tự chủ về mặt thời gian, địa điểm, lộ trình học tập hay nhịp điệu, ít nhất một phần khác sẽ được học tại trường và các thể thức này của mỗi học sinh trong một khóa học hoặc môn học được ghi nhận để dựa vào dữ liệu đó mà cung cấp trải nghiệm học tập tích hợp cho các em”)

Có 4 mô hình dạy học kết hợp

1. The Rotation Model (Mô hình kết hợp xoay vòng)
Đây là một mô hình khá phổ biến. Khác với phương pháp xoay vòng mà chúng ta thường dùng trong lớp học truyền thống, mô hình này bắt buộc học sinh phải tham gia một hoạt động Online nào đó trong quá trình học.

4 loại Rotation Model đã được ghi nhận tại iLearnNYC: Station Rotation, Lab Station, Flipped Classroom, Individual Rotation.

  • Station Rotation (Học tập theo trạm):

Phương pháp này người học sẽ luân chuyển thông qua nhiều hoạt động trong lớp học hay nhiều lớp học.

Về phần học trực tuyến, người học sẽ học bằng phần mềm hoặc bài học trực tuyến trên máy tính ngay trong lớp học. Người học có thể học qua nhiều hoạt động khác nhau thậm chí xem trước, hoàn thành hoặc xem lại các bài học kỹ năng, đọc truyện hoặc làm bài đánh giá do máy tính quản lý. Thông qua các hoạt động học tập trên công nghệ, người học có cơ hội học tập một cách độc lập và riêng tư, mà không lo ngại phải thể hiện thế nào trước mặt người khác.

Còn về phần học tại lớp, người học sẽ được giáo viên hướng dẫn thực hiện một chuỗi các hoạt động. Các hoạt động có thể là tự đọc, làm bài tập, trò chơi, hướng dẫn cho bạn khác, làm việc nhóm, dự án,…

  • Lab Station:

Lab rotation khá giống với Station Rotation, chỉ có khác biệt là người học sẽ hoàn thành việc học trực tuyến của mình ở phòng tin học thay vì tại lớp Station Rotation. Một lợi ích của mô hình này là việc sử dụng phòng tin học sẽ trống không gian lớp học để dành cho các hoạt động khác. Tuy nhiên ở một số trường phòng tin học sẽ bị giới hạn về thời gian cũng như số lượng máy. Vì vậy cần có kế hoạch sắp xếp cho phù hợp với thực tiễn từng trường.

  • Flipped Classroom (lớp học đảo ngược)*

Với Flipped Classroom, người học sẽ học các nội dung kiến thức qua trực tuyến trước khi đến lớp. Thời gian lên lớp người học sẽ vận dụng các kiến thức đó để tham gia các hoạt động tìm hiểu sâu hơn bài học. Ví dụ người học sẽ học toàn bộ kiến thức nền tảng qua trực tuyến. Khi đến lớp người học chỉ làm bài tập và giáo viên chỉ hướng dẫn những kiến thức chuyên sâu. Mô hình này giúp đảm bảo rằng người học tích cực tham gia học tập khi ở trên lớp, đó là một lý do tại sao nó được các trường trung học yêu thích.

  • Individual Rotation:

Với Individual Rotation, người học sẽ học tập luân chuyển với nhiều phương thức khác nhau, thay vì luân chuyển theo sự sắp xếp của giáo viên hay theo lịch trình có sẵn thì người học sẽ luân chuyển theo nhu cầu của bản thân. Người học có thể ngừng luân chuyển khi không còn nhu cầu. Giáo viên sẽ luôn hỗ trợ, làm rõ và mở rộng các thông tin trực tuyến cho người học.

2. The Flex Model là một mô hình triển khai mà hầu hết chương trình đều có thể học trên internet, ngay cả khi nó có thể hướng người học đến một vài hoạt động offline. Lớp học offline lúc này vẫn diễn ra bình thường và học sinh chủ yếu vẫn học offline, ngoại trừ việc làm bài tập về nhà. Mô hình này cũng có các phương pháp hỗ trợ đặc biệt cho người học thông qua các hoạt động hướng dẫn nhóm nhỏ, dự án nhóm và kể cả kèm cặp từng cá nhân một, tuy nhiên có nơi thực hiện việc hỗ trợ này rất mạnh, nhưng cũng có nơi thì làm sơ sài hơn. Dù thế nào đi nữa, với mô hình này học sinh cũng khá linh động trong việc lên kế hoạch học tập theo cách của mình. Một số trường còn chấp nhận điểm tự học của học sinh khi học sinh học hoàn toàn online.

3. The A La Carte Model là một mô hình triển khai trong đó học sinh tự chọn học thêm các bài học hoàn toàn trực tuyến các theo nhu cầu học tập của mình. Trong khi đó vẫn đi học bình thường tại trường.

4. The Enriched-Virtual Model là mô hình thường có nguồn gốc là học từ xa hoặc học hoàn toàn online (thông qua môi trường kỹ thuật số), sau đó được thêm yếu tố gặp mặt trực tiếp vào. Việc gặp mặt trực tiếp này có thể vẫn là trên môi trường kỹ thuật số nếu học sinh ở xa. Tuy nhiên việc gặp mặt trực tiếp giúp tăng cường khả năng hướng dẫn của người dạy cho người học. Thông thường giáo viên dạy online đó sẽ trực tiếp gặp các học sinh của mình. Mô hình này khác lớp học đảo ngược vì việc gặp giáo viên ở đây thường xuyên là rất hiếm.

Trong quá trình thực hiện iLearnNYC Lab Schools, Mô hình Rotation Model và Flex Model chiếm ưu thế nhất trong các mô hình khác. Hầu hết các trường bắt đầu triển khai mô hình dạy học kết hợp bằng Rotation Model và sau đó chuyển sang Flex Model trước khi sử dụng A La Carte Model hay Enriched-Virtual Model. Việc triển khai A La Carte Model hay Enriched-Virtual Model yêu cầu nhiều người cam kết thực hiện hơn để có thể triển khai trên toàn trường.

Để có cái nhìn trực quan hơn về các mô hình dạy học trực tuyến mời Thầy/ CÔ xem video sau: